Giờ làm việc: 7:30-17 (Thứ 2 - Thứ 7)

Sơn nước và sơn dầu khác nhau như thế nào?

02/08/2021

Sơn nước và sơn dầu là hai dòng sơn hoàn toàn khác nhau về thành phần cấu tạo, quá trình đóng rắn, thời gian khô, độ bền, tính thân thiện với môi trường… nhưng không phải ai cũng phân biệt được rõ ràng sự khác biệt. Để gia chủ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại sơn phù hợp cho công trình, chúng tôi sẽ giúp chỉ ra sự khác biệt trong từng đặc điểm cụ thể giữa sơn dầu và sơn nước trong bài viết sau đây.

Khái niệm

Sơn nước (hay còn gọi là sơn gốc nước) là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó chất tạo màng liên kết với các chất tạo màu liên tục bám lên bề mặt vật chất.

Sơn dầu (hay còn gọi là sơn gốc dầu) được dùng để sơn phủ lên bề mặt gỗ, kim loại để trang trí và bảo vệ.

Sơn nước là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó chất tạo màng liên kết với các chất tạo màu liên tục bám lên bề mặt vật chất
 

Phân biệt sơn nước và sơn dầu

Về thành phần cấu tạo và quá trình đóng rắn

Thành phần cấu tạo của sơn nước là nhựa Polymer tân tiến với hàm lượng VOC thấp, được đánh giá là an toàn với con người và thân thiện với môi trường. Khi khô, nước bốc hơi hết, các phần tử còn lại trong sơn sẽ tụ lại mà không bị tác động bởi môi trường hay thời tiết. 

Còn thành phần cấu tạo của sơn dầu là dầu ngũ cốc hoặc các chất hữu cơ từ cây gai, cây trấu, cây đậu nành. Một số loại sơn còn được pha chế từ xăng thơm và dầu. Khi khô, sơn dầu sẽ bốc hơi một số chất trước và chỉ giữ lại chất liên kết, tinh dầu. Sau đó chất liên kết và tinh màu sẽ phản ứng oxy hóa trong điều kiện môi trường và thời tiết thường ngày để trở nên khô, cứng và giòn.

Như vậy, sơn nước được đánh giá cao hơn so với sơn dầu về khả năng co giãn, đàn hồi và bền bỉ.

Về đặc điểm

Bề mặt tường sau khi sơn: Đối với sơn dầu, bề mặt sau khi sơn sáng bóng và không thể che được những khuyết điểm trên bề mặt cũng như rất dễ bị bong tróc. Còn khi sử dụng sơn nước bề mặt không sáng bóng như sơn dầu nhưng có khả năng che khuyết điểm và ít bị bong tróc.

Thời gian đóng rắn: Thời gian khô của sơn dầu trong khoảng 6-8 tiếng và sau 24 tiếng mới có thể thi công lớp sơn thứ hai. Còn thời gian khô của của sơn nước nhanh hơn sơn dầu, khoảng 4-6 tiếng và chỉ vài giờ khi thi công xong lớp sơn thứ nhất đã có thể thi công lớp sơn thứ hai.

Tính thân thiện với môi trường, an toàn với sức khỏe người dùng: Sơn dầu chứa nhiều VOC nên mùi khá nặng, yêu cầu môi trường thi công phải thông thoáng. Còn sơn nước chủ yếu là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi nên ít gây khó chịu về mùi. 

Khả năng kháng kiềm: Sơn dầu có khả năng kháng kiềm kém hơn rất nhiều so với sơn nước. Nếu thực hiện thi công trong điều kiện bề mặt tường hoặc điều kiện khí hậu có nồng độ pH cao thì màng sơn thường sẽ rất nhanh bị phá hủy.

Độ bền: Sau một thời gian sử dụng, do kết cấu bề mặt cứng, trơn láng sơn dầu có thể hạn chế được tình trạng trầy xước khi va đập nhưng lại dễ bị ngả màu vàng ố và nứt nẻ. Còn sơn nước lại ngược lại, không bị ngả màu, đồng thời chống được nứt nẻ và ít bị phồng rộp. Trung bình mỗi sản phẩm sơn nước có thể bảo vệ bề mặt tưởng từ 3-6 năm.

Khả năng vệ sinh, chùi rửa được: Để vệ sinh vết sơn dầu cần phải sử dụng hóa chất chuyên dụng nhưng có thể dễ dàng làm sạch vết sơn nước chỉ bằng nước nóng, xà phòng, aceton, xăng thơm,… 

Sự khác biệt giữa sơn nước và sơn dầu
 

Ngoài ra, hầu hết các dòng sơn nước hiện nay đều áp dụng công nghệ CrossLinking nên trong lớp màn của sơn sẽ tồn tại các khe hở giúp cho hơi nước thoát ra dễ dàng. Nhờ vậy, trong quá trình sử dụng, lớp sơn ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết và các yếu tố môi trường nên sơn nước được đánh giá cao hơn so với sơn dầu.

Trên đây là những điểm khác biệt giữa sơn nước và sơn dầu để có thể dễ dàng phân biệt và lựa chọn loại sơn phù hợp với mục đích, nhu cầu sử dụng. Khi có nhu cầu sử dụng sơn nước thì chắc chắn gia chủ không thể bỏ qua dòng sơn nước cao cấp của chúng tôi được đông đảo người dùng lựa chọn để tô sắc màu và bảo vệ công trình một cách tối đa.