Sơn Chống Thấm Là Gì? Cách Thi Cống Sơn Chống Thấm Như Thế Nào?
Sơn chống thấm là gì? Sơn chống thấm có công dụng như thế nào? cách thi công sơn chống thấm như thế nào? đây là những câu hỏi nhiều người thắc mắc nhưng chưa có câu trả lời hôm này. Chúng ta cùng Sơn Koto giải đáp nhé:
1. Sơn chấm thấm là gì
Sơn chống thấm là hỗn hợp các chất đặc biệtcó dạng chất lỏng là một hợp chất chống thấm đặc biệt. Có những liên kết hóa học chặt chẽ tạo thành một lớp màng sơn bao phủ bảo vệ bề mặt công trình. Có khả năng chống ẩm, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nước và chất lỏng vào kết cấu công trình xây dựng. Sơn chống thấm có tác dụng ngăn chặn nước từ trên xuống dưới, từ ngoài vào. Nhưng vẫn có khả năng giúp nước bốc hơi từ trong tường ra ngoài. Sử dụng được cho bề mặt nằm ngang hay thẳng đứng sau xây.
Các vị trí thường gặp sự cố thấm ẩm cần sử dụng sản phẩm chống thấm:
- Tường đứng của nhà
- Trần nhà
- Sàn nhà vệ sinh
- Sân thượng
- Bể nước
- Khu vực tiếp giáp hai bức tường
2. Công dụng của sơn chống thấm
- Tính thẩm mỹ, sơn chống thấm nhà là loại sơn ngoài cùng phủ lên bề mặt tường, ngoài việc tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố từ môi trường nó đảm nhiệm chức năng trang trí và làm tín hiệu. Do đó có thể kết hợp sơn chống thấm với sơn nước màu ngoại thất để tăng khả năng bảo vệ cũng như tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.
- Xét về tính hiệu quả thi công, thời gian thực hiện chống thấm bằng sơn nhanh chóng, cách làm đơn giản, không đòi hỏi máy móc hay thiết bị hỗ trợ nào, cách pha chế hỗn hợp từ sơn chống thấm cũng theo một quy trình và tỉ lệ nhất định.
- Xét về tính kinh tế, Sơn chống thấm như là chiếc áo giáp bảo vệ ngôi nhà của bạn trước những đợt tấn công từ các yếu tố môi trường. Vì vậy, sử dụng sơn chống thấm ngay từ đầu sẽ làm gia tăng độ kiên cố, tính bền vững và sức mạnh cho ngôi nhà. Nhờ đó gia đình bạn sẽ tiết kiệm gấp đôi gấp ba so với chi phí sửa chữa, khắc phục các vấn đề phát sinh về hư hỏng, bong tróc, thấm dột sau này.
- Xét về tính tiện lợi, Sơn chống thấm đa dạng về chủng loại, cũng như chức năng. Ngày nay nhờ sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, một số loại sơn chống thấm còn có khả năng chống nấm móc, rong rêu, chống nóng, chống côn trùng, chống tia cực tím…. Bạn có thể dễ dàng mua được.
3. Cách thi công sơn chống thấm.
Để có một công trình chống thấm hiệu quả không chỉ cần sản phẩm chất lượng tốt mà còn phải chống thấm đúng quy trình có như vậy ngôi nhà mới được bảo vệ tốt nhất. Nếu không thực hiện theo đúng quy trình chống thấm không những không có tác dụng mà còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Chống thấm đúng hướng
Cần phải chống thấm theo chiều từ phía có nguồn nước để chống thấm thuận có như vậy việc chống thấm mới chủ động. Người ta chỉ chống thấm từ sau nguồn nước khi không thể chống thấm thuận được đây chính chống thấm ngược. Việc chống thấm ngược có thể làm tường nhà tích nước gây nên hiện tượng bong tróc sau một thời gian sử dụng gây ảnh hưởng đến mỹ quan và tuổi thọ của công trình. Tốt nhất bạn nên chống thấm thuận tường ngoài trời để phát huy tính năng của sản phẩm.
Sơn chống thấm nhiều lớp
Khi thi công phải quét ít nhất 2 lớp chống để giúp khả năng chống thấm hiệu quả đặc biệt với bức tường gồ ghề không bằng phẳng cần tỉ mỉ trong thi công để có lớp chống thấm hoàn hảo.
Điều kiện thi công sơn chống thấm
Điều kiện thời tiết cũng giúp tính năng của sơn chống thấm phát huy. Nên thi công vào ngày nắng ráo không thi công khi thời tiết mưa bão, ẩm ướt kéo dài sẽ khiến lớp chống thấm phồng rộp, nấm mốc do tường bị ngấm ẩm từ trước. Nhiệt độ thi công trên 12 độ C.
4. Quy trình thi công sơn chống thấm
Bước 1: Làm sạch bề mặt tường đảm bảo sạch, khô, ổn định.
- Với màng sơn có chất bẩn, vữa, nấm, mốc..cần được tẩy sạch bằng nước với áp lực cao hoặc dụng cụ cạo thích hợp.
- Hạn chế thi công khi nhiệt độ thấp hơn 12°C và độ ẩm lớn hơn 85%.
- Với các vết nứt cần phải trám lấp kịp thời.
Bước 2: Tiến hành lăn sơn chống thấm
- Chuẩn bị các dụng cụ lăn sơn: cọ quét, con lăn hoặc súng phun sơn.
- Nếu sử dụng sơn chống thấm hệ trộn xi măng cần pha sơn với xi măng, nước và sơn chống thấm theo hướng dẫn trên bao bì.
- Lăn từ 2 đến 3 lớp sơn chống thấm để đạt hiệu quả tốt nhất. Thời gian cách giữa các lớp sơn từ 2-3 tiếng trong điều kiện bình thường đảm bảo bề mặt khô tăng độ bám dính cho lớp sơn kế tiếp
Bước 3: Bảo quản lưu trữ sản phẩm.
- Sản phẩm còn thừa nên đậy nắp thùng bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát. Rửa sạch các dụng cụ sau khi sử dụng.