Giờ làm việc: 7:30-17 (Thứ 2 - Thứ 7)

Sơn lại nhà cũ, như thế nào hiệu quả?

05/07/2021

Sau một thời gian sử dụng, màu sơn ở căn hộ, đều xuống cấp và gia chủ buộc phải sơn lại. Bài viết đề cập một số lưu ý cần biết để sơn lại nhà, giúp gia chủ tiết kiệm được thời gian và chi phí tăng khả năng bền bỉ của ngôi nhà.

Xử lý sơn cũ

Sau 1 thời gian lớp sơn cũ của ngôi nhà sẽ xuất hiện những dấu hiệu như phai màu , rêu mốc, bong tróc, tường bị nước thấm. Vì vậy cần phải xử lý lớp sưn cũ ban đầu, xử lý bề mặt cũ tốt sẽ góp phần làm lớp sơn mới tăng độ bám dính bền đẹp hơn.

Bề mặt sơn cũ cần phải làm sạch sẽ, tẩy rửa các vết loang ố màu, bụi bẩn hay dầu mỡ. Ngoài ra các biện pháp chống thấm chống ẩm cần được thực hiện, đặc biệt ở những nơi bị nứt, ẩm mốc như trần, tường mái.

Có thể cạo tường hoặc phải đập ra nếu cần, đảm bảo không còn xuất hiện hiện tượng thấm, đọng nước. Trước khi sơn phủ cần chú ý thi công đúng kỹ thuật để tạo hiệu quả cao nhất.

Điều kiện thời tiết

Điều kiện thời tiết ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng sơn qua nhiệt độ của môi trường, nắng, mưa, bề mặt sơn, độ ẩm không khí. Nó sẽ ảnh hưởng tới trực tiếp tới lớp sơn, độ bền màu và khả năng chống thấm.

Lớp sơn bên ngoài phải gánh chịu sự ảnh hưởng của thời tiết nhiều nhất, khả năng chịu nhiệt, ánh nắng, khả năng co giãn linh hoạt với sự thay đổi nhiệt độ bất thường. Đặc điểm này dẫn đến yêu cầu lớp sơn ngoại thất cao hơn nhiều sơ với lớp nội thất bên trong.

Tuổi thọ của ngôi nhà sẽ tăng lên đáng kể còn ngân sách đầu tư sẽ giảm xuống nếu gia chủ chọn đúng loại sơn ngay từ đầu. Thực tế đã có những trường hợp gia chủ sau một vài năm hoàn thiện công trình, lại phải đau đầu chọn mua sơn ngoại thất mới vì gặp phải sơn kém chất lượng.

Trong khi nếu đầu tư từ đầu, chủ đầu tư có thể giảm thời gian thi công, lượng sơn ít, thậm chí tiết kiệm chi phí sơn nhiều năm sau đó nếu chọn đúng loại sơn có chất lượng tốt. Do đó, chọn thương hiệu đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng sẽ hạn chế rủi ro cho bản thân.