Kỹ thuật tạo vân gỗ bằng sơn giả gỗ trên sắt
Công nghệ sơn giả gỗ hiện nay đang rất phát triển, các hãng sơn giả gỗ ngày càng được phổ biến. Việc kết hợp ưu điểm giữa sắt thép và màu gỗ tự nhiên mang đến vẻ đẹp cổ điển và tinh tế cho ngôi nhà. Người ta đã nghĩ ra cách giả gỗ trên một kim loại như sắt không cần tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, chỉ cần một chút chú tâm và một số tiền nhỏ là bạn có thể sở hữu những sản phẩm sắt giả gỗ vô cùng vừa ý.
Và hơn hết các vật dụng hay những thiết bị được làm từ sắt thường rất hay bị han rỉ do quá trình oxy hóa. Vì vậy các nhà sản xuất đã phủ một lớp mạ kẽm để chống lại quá trình ăn mòn kim loại này. Các đồ vật được làm từ sắt ngày càng nhiều và các loại sơn trên sắt mạ kẽm cũng rất được ưa chuộng. Thay vì những màu sơn đơn điệu thì hiện nay thì kỹ thuật sơn và công nghệ sơn giả gỗ trên sắt cũng đã xuất hiện và rất được lòng người tiêu dùng.
Sơn giả gỗ là gì?
Sơn giả gỗ là một loại sơn hệ nước chứa thành phần gốc silicon có cấu trúc đặc biệt, có màu giống hệ màu gỗ tự nhiên. Loại sơn này được sử dụng để phủ lên các chất liệu không phải gỗ như: tường, bê tông, kim loại…để giả gỗ.
Các ưu điểm nổi bật của sơn giả gỗ trên sắt
- Sắt thép, kim loại rất bền trong tự nhiên không bị các con côn trùng mối mọt nhưng lại dễ bị rỉ sét. Nếu không sử dụng các loại sơn chống rỉ để bảo vệ thì rất có thể bề mặt sắt thép sẽ bị bong tróc và rỉ sét. Sơn giả gỗ ra đời đã giải quyết đước vấn đề này cho các sản phẩm kim loại trong nhà và ngoài trời.
- Sơn chịu được keo dán, chịu được sức nóng của keo dán, không bong tróc sau khi dán keo.
- Sơn giả gỗ mang lại cảm giác sang trọng, tự nhiên, có độ thẩm mỹ cao hơn so với các giải pháp khác.
- Sơn có khả năng chịu tia cực tím, không ố vàng, không rỉ sét, không phồng rộp sau sơn
- Dễ sử dụng, bất kì ai cũng có thể sơn được.
- Sơn dùng cho sắt mạ kẽm, inox, nhôm, gang, thép, hợp kim nhôm đúc, thép mạ kẽm, thép trắng, thép mạ kẽm.
- Giá rẻ hơn sơn tĩnh điện.
- Khô nhanh, độ phủ phải chăng, dễ thi công.
Ưu điểm của sơn giả gỗ
Công thức pha sơn giả gỗ
Trước khi chuẩn bị pha màu sơn giả gỗ trên sắt bạn cần xác định xem mẫu được sơn để tăng hoặc giảm màu sơn. Điều này sẽ giúp khi pha chế màu sơn giả gỗ sẽ đạt tiêu chuẩn, chất lượng và đạt được kết quả như mong muốn.
Khi các bạn đã chuẩn bị xong màu sắc thì lấy cọ hoặc cành cây khuấy đều lên cho đến khi các màu sơn hòa vào với nhau. Tránh trường hợp màu sắc không được đồng đều, chỗ đậm chỗ nhạt hoặc chỗ loang lổ, điều này sẽ gây mất thẩm mỹ
Khi pha màu sơn giả gỗ không cần phải pha đúng theo tỷ lệ cơ bản theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thay vào đó, bạn nên linh hoạt trong việc pha màu sơn có thể tăng hoặc giảm, sao cho màu sắc thích hợp. Bên cạnh đó, khi pha xong màu sơn giả gỗ, nếu không đạt thì bạn cần pha thêm dung môi (nên dùng phễu hoăc cốc để định lượng 1 cách chính xác nhất).
Sau khi đã hoàn thành việc pha chế màu sơn giả gỗ, bạn lấy cọ tiến hành sơn thử ở một diện tích nhỏ trước. Nếu thấy màu sắc đồng đều và đẹp như ý muốn thì bạn tiến hành sơn toàn bộ sản phẩm. Còn nếu màu sắc chưa vừa ý thì bạn cần điều chỉnh thêm.
Tuy nhiên, một yếu tố cũng vô cùng quan trọng quyết định độ đẹp của sản phẩm đó chính là lựa chọn sơn giả gỗ loại nào tốt nhất. Bởi vì hiện nay trên thị trường có quá nhiều sản phẩm để bạn lựa chọn.
Những lưu ý khi pha sơn giả gỗ trên sắt
- Nên sử dụng dung môi thích hợp theo chỉ định của nhà sản xuất khi pha sơn để sử dụng những hóa chất không thích hợp khiến sơn bị biến tính
- Sử dụng đầy đủ trang phục bảo hộ lao động, khẩu trang để tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại, mùi sơn làm ảnh hưởng đến sức khỏe (hiện nay đã có một số hãng sơn an toàn cho sức khỏe người sử dụng có thể kể đến như Sơn Lotus).
- Tìm hiểu và đọc kỹ cách pha chế sơn từ nhà sản xuất, pha chế sơn với liều lượng thích hợp.
- Khi pha sơn chúng ta lưu ý cần phải khuấy đều tay để các thành phần sơn hoàn trộn với nhau để tạo ra những màu sơn đẹp nhất.
Cách sơn giả vân gỗ trên sắt
Bước 1: Vệ sinh và làm phẳng bề mặt cần sơn
Đối với bề mặt sản phẩm là kim loại thì nên tẩy sạch dầu mỡ, bụi bẩn, rỉ sét bám dính trên bề mặt kim loại. Trét bột bả để làm phẳng bề mặt và chà nhám nước, sau đó để khô mới được sơn.
Bước 2: Sơn lót giả gỗ
Tiếp theo bạn dùng sơn lót giả gỗ, pha sơn theo tỷ lệ 4 lạng sơn + 1 lạng cứng + 0.2 lít dung môi, khuấy đều sơn 5 phút và đợi khô từ 12 tới 24 tiếng tuỳ điều kiện thời tiết.
Bước 3: Sơn lên bề mặt sản phẩm
Dùng vải áo cá sấu, hoặc chổi sơn để nhúng vào màu gỗ để vẽ lên bề mặt sản phẩm lớp vân gỗ. Chú ý làm đều màu gỗ sao cho thẩm mỹ, hài hoà và đẹp. (Màu vẽ không pha thêm dung môi, hóa chất nào).
Bước 4: Phủ sơn bóng bảo vệ lớp sơn giả gỗ trên kim loại
Pha sơn bóng để phủ, bảo vệ lớp vân gỗ nhằm tránh phai màu. Sơn bóng pha theo tỷ lệ 2 lạng sơn + 1 lạng cứng và 0.1 hoặc 0.2 lít dung môi.