Giờ làm việc: 7:30-17 (Thứ 2 - Thứ 7)

Hướng dẫn quy trình sơn trần thạch cao

22/06/2021

Sơn trần thạch cao là một bước không thể thiếu để đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình và độ bền cho phần trần. Tuy nhiên quy trình sơn trần thạch cao như thế nào cho hiệu quả thì không phải ai cũng biết và áp dụng!

1. Vì sao cần phải sơn trần thạch cao?

Tấm trần thạch cao thường có màu ghi xám, nên thường không được đồng nhất màu sơn của công trình. Vì vậy, cẩn đổi màu cho tấm thạch cao bằng quy trình sơn đúng cách, đảm bảo chất lượng sơn nội thất bám trên thạch cao.

Hơn thế, sơn trần thạch cao còn mang đến hiệu ứng thẩm mỹ đẹp mắt trong không gian khi bạn được tự do sáng tạo với màu sắc.

Quá trình sơn trần thạch cao mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ đồng nhất cho cả ngôi nhà.

2. Quy trình sơn bả trần thạch cao chuẩn kỹ thuật

Quy trình sơn bả trần thạch cao chuẩn kỹ thuật được tiến hành với các bước dưới đây:

2.1. Chuẩn bị bề mặt

Để đảm bảo chất lượng bám dính sơn tốt, cần chuẩn bị bề mặt khô, ổn định và sạch sẽ bằng cách:

  • Làm phẳng bề mặt trần: Sử dụng đá mài và giấy ráp để làm phẳng các vị trí gồ trên bề mặt thạch cao.
  • Làm sạch bụi bẩn: Sử dụng chồi mềm quét sạch bụi bẩn, dầu mỡ, nấm mốc và đợi bề mặt ổn định hoàn toàn mới chuyển sang bước tiếp theo.
  • Xử lý các vết nứt, lỗ rỗng (nếu có) bằng các dụng cụ kỹ thuật và phải để khô 72 giờ ở 30 độ C trước khi thi công tiếp

2.2. Trét bột bả

Thực hiện bả bột matit khi bề mặt trần thạch cao đã hoàn toàn ổn định. Đối với công trình mới, sau thời gian 7 ngày, trần khô hoàn toàn mới tiến hành sơn bả.

  • Kiểm tra bề mặt: Đảm bảo bề mặt trần phải bằng phẳng, không lỗ rỗng, không khe nứt.
  • Chuẩn bị bột bả: Trộn bột bả theo chỉ dẫn của nhà sản xuất để có hỗn hợp đồng nhất.
  • Trét lớp bột bả lần 1: Đảm bảo trét một lớp với độ dày mảng ướt là 0.8 - 1mm (độ dày mảng khô là 0.5 - 0.6mm)
  • Chờ khô: Chờ khô trong vòng 16 tiếng ở nhiệt độ 30 độ C hoặc cho đến khi định hình.
  • Trét lớp bột bả lần 2: Sau thời gian chờ khô thì tiếp tục trét lớp bột bả lần 2 với độ dày tương tự. Thời gian khô tối thiểu vẫn là 16 tiếng ở 30 độ C.
  • Xả nhám: để bề mặt đảm bảo phẳng và mịn.
  • Hoàn thiện lớp bả: Kiểm tra lớp bột bả đảm bảo phẳng, mịn, khô ráo và ổn định rồi mới chuyển sang bước sơn lót và sơn hoàn thiện tiếp theo.

Sơn bả trần thạch cao để có bề mặt phẳng mịn, chuẩn bị cho bước sơn lót.

2.3. Sơn lót trần thạch cao

Lớp bả khô và ổn định hoàn toàn tiến hành sơn lót để tạo lớp nền có độ bám dính, liên kết và đanh chắc tốt cho bề mặt trần thạch cao. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn sản phẩm sơn lót thường dùng trong bả trần thạch cao.

Lớp sơn lót trần thạch cao đóng vai trò quan trọng khi là lớp trung gian liên kết giữa sơn phủ và lớp bả.

 

Hy vọng, với quy trình 4 bước sơn trần thạch cao này, bạn đã có thể tự thi công hoặc giám sát thi công, đảm bảo chất lượng công trình như mong muốn.