Đừng coi thường các vấn đề sức khỏe khi sơn nhà
25/07/2023
Hít phải mùi sơn tường độc hại, sống trong môi trường sử dụng sơn không phù hợp là hai nguyên nhân hàng đầu khiến cho gia đình bạn, đặc biệt là trẻ em gặp những nguy cơ lớn về sức khỏe.
Khả năng nhiễm độc từ sơn tường
Ẩn dưới những gam màu ấn tượng, một biện pháp làm đẹp sống động cho ngôi nhà bằng sơn tường, là những tác hại khôn lường đến sức khỏe chính những người sử dụng. Trẻ em là đối tượng cần báo động bởi vì trẻ em có sức đề kháng yếu dễ ảnh hưởng bởi sơn tường hơn rất nhiều.
Sơn gồm có bốn thành phần chính: chất tạo màng, bột màu, dung môi và phụ gia. Trong đó dung môi và phụ gia là hai thành phần chính thải ra VOCs (hợp chất hữu cơ dễ bay hơi). Việc hít phải sơn có nồng độ VOCs cao có thể gây ra các bệnh về hô hấp, những người có tiền sử về hen suyễn hay viêm xoang có thể làm cho bệnh thêm trầm trọng. Một số loại sơn hiện nay trên thị trường không đặt tiêu chí sức khỏe người tiêu dùng lên hàng đầu, đặc biệt là sơn sử dụng trong nhà thường chứa các hóa chất độc hại như các dung môi và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs). Khi sơn khô, những chất này sẽ thải ra không khí và cơ thể chúng ta hít có thể gây đau đầu, chóng mặt. Nếu ở quá lâu trong một căn phòng vừa sơn không có thông gió thậm chí có thể gây mất trí trong giây lát.
Tiềm ẩn vi khuẩn trên bề mặt tường ở mọi nơi
Nhiều gia đình khi sơn nhà xong được ít lâu đã gặp hiện tượng bong tróc, thấm dột, hư hỏng và tạo ra các ổ chứa vi khuẩn trên bề mặt tường. Hiện tượng này có thể do quá trình sơn không dùng biện pháp chống thấm hợp lý hoặc do sơn không đảm bảo tiêu chí chống thấm, kháng khuẩn. Bề mặt tường không những bị thiếu thẩm mỹ mà còn mốc meo, ố vàng là môi trường thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
Hẳn nhiên một môi trường ẩm mốc không thể là nơi an toàn cho các thành viên trong gia đình, không chỉ khiến người trong nhà mắc các bệnh về đường hô hấp mà còn gặp các triệu chứng bệnh da liễu, nấm ngứa... Những bệnh này đặc biệt nguy hiểm đối với người già và trẻ nhỏ. Làm sao không khỏi lo lắng khi ngôi nhà bạn bỗng dưng trở thành nơi chứa đầy các mầm mống gây bệnh cho các thành viên trong gia đình.
Biện pháp loại trừ các tác hại của sơn tường
- Quan trọng nhất là ở khâu bạn chọn sơn cho phù hợp. Dùng sơn nội thất và ngoại thất không chứa chì, thủy ngân, nồng độ V.O.C thấp là ưu tiên hàng đầu. Với việc ứng dụng công nghệ Nano & Teflon™ vào trong sản phẩm sẽ giúp nhà bạn không chỉ chống thấm nước, chống bám bụi, bám bẩn, chống nóng, khả năng kháng khuẩn cao, mùi rất nhẹ và nồng độ VOCs thấp. Vì thế, trẻ em trong nhà có thể tha hồ vui chơi mà phụ huynh không phải lo ngại việc lấm bẩn hay vấn đề giữ vệ sinh an toàn cho các bé.
- Và đảm bảo các yếu tố kỹ thuật như: Trước khi sơn cần di chuyển hoặc che phủ tất cả đồ đạc và sàn nhà, dùng đá mài hoặc giấy ráp thô đánh nhẫn phẳng và sạch các bề mặt cần sơn, cất gọn các công tắc điện rời và che kín ổ cắm ở trên tường. Sau khi sơn, nên mở cửa 5 đến 7 ngày cho phòng nhanh khô thoáng và bay hết mùi sơn mới dọn đến ở nhưng tốt nhất gia chủ nên chọn các loại sơn không mùi hoặc có mùi rất nhẹ, dễ chịu.