Giờ làm việc: 7:30-17 (Thứ 2 - Thứ 7)

Chất chống thấm tường nhà là gì? Liệu có cần thiết không?

09/11/2021

Phần lớn các chủ nhà chỉ quan tâm đến việc xử lý thấm dột khi phát hiện vết thấm bắt đầu xuất hiện trên tường nhà như rạn nứt chân chim, thấm loang lổ, rêu mốc,... Khái niệm các phương án để ngăn thấm nước toàn diện vẫn còn khá xa lạ với phần lớn người Việt Nam vì chưa nhận thức rõ các tác hại mà thấm có thể gây ra cho ngôi nhà bạn. Hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc để người tiêu dùng có thể hiểu rõ chất chống thấm tường nhà là gì? Có cần thiết phải sử dụng nó khi bắt đầu thi công các công trình? Và tiêu chí để lựa chọn các vật liệu ngăn nước thấm tường phù hợp.

CHẤT CHỐNG THẤM TƯỜNG NHÀ LÀ GÌ?

Là một dạng hóa chất ngăn thấm nước dạng lỏng nên dễ thẩm thấu vào sâu bên trong kết cấu của công trình, đồng thời có thể áp dụng lên mọi bề mặt khác nhau. Chất chống thấm sẽ tạo nên một lớp màng chắc chắn, len lỏi vào các khe nhỏ của bêtông, và bám dính bền bỉ. Đồng thời với tính năng dễ sử dụng, vật liệu này chỉ cần trộn với xi măng để tạo thành hỗn hợp kết dính mà không lo tác động, ảnh hưởng xấu đến môi trường.

CÓ THỂ DÙNG CÁC LOẠI SƠN TRANG TRÍ ĐỂ NGĂN SỰ THẨM THẤU CỦA NƯỚC KHÔNG? 

Khác với sơn có khả năng ngăn thấm chuyên dụng, chất chống thấm có tác dụng thẩm thấu vào sâu bên trong kết cấu bề mặt tường, tạo nên một màng bảo vệ ngăn sự thấm nước từ bên trong. Những loại sơn có khả năng ngăn thấm nước thực chất là lớp sơn trang trí, đảm nhận vai trò chính là tăng vẻ thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn, và được bổ sung thêm tính năng chặn nước thấm từ bên ngoài vào trong tường, giảm các tác động từ ngoài vào.

Vì sao cần sử dụng chất chống thấm tường?

Theo thời gian dài sử dụng, tường nhà sẽ bắt đầu có các dấu hiệu xuống cấp, và điển hình nhất ở Việt Nam sẽ là hiện tượng thấm dột. Các vết thấm tường nếu không được sửa chữa kịp thời sẽ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

  • Các vết thấm loang rộng sang nhiều khu vực khác, thấm vào tường bên trong và ảnh hưởng đến các nội thất của ngôi nhà.

  • Các vết rêu bám do thấm lâu ngày sẽ gây nên ẩm mốc, sản sinh các vi khuẩn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

  • Thấm tường nhà sẽ tạo môi trường ẩm ướt và dễ làm rò rỉ các thiết bị điện âm tường, gây nguy hiểm cho việc sử dụng điện hằng ngày.

  • Tường ngoài thấm loang lổ sẽ khiến cho lớp sơn bị bong tróc, nứt kẽ, xuất hiện các vết chân chim,... và xuống cấp trầm trọng.

  • Chi phí để sửa chữa từng vết thấm sẽ rất tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc. Đồng thời rất khó khăn về mặt kỹ thuật để ngăn chặn các chỗ thấm không bị tái lại.

Có phải chỉ nên xử lý thấm nước tại những vị trí thường tiếp xúc với nguồn nước không?

Về cơ bản, dù trời mưa bảo hay nắng nóng thì hiện tượng thấm nước cũng có thể xảy ra. Và có một điều đặc biệt là đối với những bề mặt thi công ít tiếp xúc với nước như tầng hầm, sàn nhà vẫn có thể xuất hiện tình trạng thấm dột. Chính vì vậy, các gia chủ cần thực hiện các biện pháp xử lý thấm dột tại mọi vị trí và ngay từ khi bắt đầu thi công để tiết kiệm được chi phí, công sức khắc phục những sự cố về thấm dột sau này. 

------------------
𝐂𝐎̂𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐂𝐎̂̉ 𝐏𝐇𝐀̂̀𝐍 𝐋𝐈𝐄̂𝐍 𝐃𝐎𝐀𝐍𝐇 𝐒𝐎̛𝐍 𝐓𝐇𝐄̂́ 𝐊𝐘̉
Địa chỉ : 146 Ngũ Nhạc, phường Thanh Trì,quận Hoàng Mai, Hà Nội
Website: sontextra.com
Hotline: 𝟎𝟗𝟖𝟕.𝟖𝟎𝟐.𝟑𝟕𝟕 - 𝟎𝟗𝟖𝟔.𝟖𝟗𝟕.𝟒𝟔𝟕
Email : textra3mc@gmail.com