Giờ làm việc: 7:30-17 (Thứ 2 - Thứ 7)

Sơn công nghiệp 2 thành phần | Công dụng | Ưu - Nhược điểm | Cách pha

27/05/2022

Sơn công nghiệp 2 thành phần có đặc tính là đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đặc biệt của nhiều công trình, bảo vệ tối ưu bề mặt, tăng khả năng chống trầy xước, mài mòn... giúp công trình bền vững với thời gian. Vì thế loại sơn này đang ngày càng được nhiều người lựa chọn sử dụng. Ở bài viết sau hãy cùng tìm hiểu thật kỹ về loại sơn công nghiệp hai thành phần này nhé.

1. Sơn công nghiệp 2 thành phần là gì?

Thành phần chính của sơn công nghiệp 2 thành phần, được pha trộn theo tỷ lệ nhất định mang đến sự bảo vệ tối ưu cho công trình

Sơn hai thành phần là loại sơn công nghiệp chuyên dụng được dùng để bảo vệ những bề mặt kết cấu yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật đặc biệt.

Sơn công nghiệp hai thành phần gồm 2 thành phần chính là chất sơn gốc (chất cơ sở) và chất đóng rắn. Hai thành phần này cần phải trộn đều theo tỷ lệ nhất định được quy định bởi nhà sản xuất trước khi tiến hành pha loãng để sử dụng.

Sơn công nghiệp hai thành phần tạo được lớp bảo vệ vững chắc cho bề mặt và kết cấu vật liệu trước những tác động như ăn mòn, nhiệt độ… giúp kéo dài tuổi thọ của công trình.

2. Sơn lót 2 thành phần là gì?

Sơn lót 2 thành phần là loại sơn trực tiếp tiếp xúc với bề mặt vật liệu, bảo vệ và xử lý các khuyêt điểm bề mặt. Sơn lót 2 thành phần có khả năng bảo vệ trong những điều kiện khắc nghiệt cùng với khả năng chống chịu mài mòn cực cao.

3. Công dụng của sơn công nghiệp 2 thành phần

Sơn công nghiệp hai thành phần tạo ra lớp màng sơn bảo vệ vững chắc cho bề mặt công trình để chống lại hiện tượng ăn mòn, có thể chịu nhiệt, chống cháy, chống va đập rất tốt.

Sơn công nghiệp được sử dụng trong các ngành công nghiệp nặng và lĩnh vực sản xuất để chống ăn mòn, bảo vệ kết cấu công trình, chịu nhiệt, chống cháy... tại các nhà máy, phân xưởng, cầu đường… tùy theo loại sơn.

Một số loại sơn công nghiệp hai thành phần còn có tác dụng bảo vệ cả trong môi trường nước mặn, là môi trường dễ xảy ra sự ăn mòn kết cấu nhất.

Sơn công nghiệp hai thành phần hiện không bán lẻ tại các đại lý, vì các công trình nhà dân không cần dùng đến loại sơn chuyên dụng này.

Đặc biệt, trong quá trình thi công, sử dụng sơn công nghiệp phải tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và sử dụng đồ bảo hộ thích hợp để đảm bảo an toàn tối đa.

4. Ưu và nhược điểm của sơn hai thành phần

Dòng sơn công nghiệp hai thành phần được ứng dụng rộng rãi do có nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Có độ cứng và độ chịu mài mòn cao, bảo vệ bề mặt vật liệu tối ưu trước các va đập, tác động từ thời tiết, ảnh hưởng của môi trường như nước, dung môi, hóa chất... tăng cường tuổi thọ cho công trình.
  • Độ bám dính tốt trên các bề mặt vật liệu, đặt biệt đối với những bề mặt sạch sẽ, có độ ổn định tốt.
  • Có khả năng chống nấm mốc tốt nhờ tính bóng, chống bám bụi bẩn, khiến cho bề mặt vật liệu luôn láng mịn.

Tuy nhiên sử dụng sơn công nghiệp hai thành phần cũng có nhược điểm đó là tốn khá nhiều thời gian thi công do việc pha trộn sơn cần được đảm bảo đúng tỷ lệ và quy trình. Đồng thời sau khi pha trộn, cần phải sử dụng sơn trong vòng 4-6 tiếng thì sơn mới đạt được chất lượng tối ưu.

5. Cách pha sơn công nghiệp hai thành phần

Tùy thuộc vào mỗi sản phẩm sơn công nghiệp hai thành phần khác nhau thì sẽ có cách pha trộn với tỷ lệ khác nhau. Tuy nhiên việc pha trộn sơn đều dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:

  • Bước 1: Khuấy đều chất cơ sở (Base). Trong khi khuấy cho chất đóng rắn (Hardener) vào từ từ và tiếp tục khuấy đều cho đến khi hỗn hợp được đồng nhất.
  • Bước 2: Sau khi đã trộn chất cơ sở và chất đóng rắn lại với nhau mới tiến hành công đoạn pha loãng sơn và thi công trực tiếp lên bề mặt công trình.

Sau khi đã pha trộn, sơn công nghiệp hai thành phần sử dụng tối ưu nhất trong khoảng 4-6 tiếng tùy vào nhiệt độ lúc thi công nên cần đảm bảo pha trộn khối lượng sơn vừa phải để đảm bảo chất lượng của sơn trong thời gian thi công cho phép.